Các phiên bản đầu tiên của Eclipse có tên lần lượt là Callisto, Europa và Ganymede, đây đều là tên các mặt trăng của sao Mộc (Jupiter). Phiên bản tiếp theo đó được đặt tên một nhà Thiên văn học nổi tiếng Galileo.

Các phiên bản đầu tiên của Eclipse có tên lần lượt là Callisto, Europa và Ganymede, đây đều là tên các mặt trăng của sao Mộc (Jupiter). Phiên bản tiếp theo đó được đặt tên một nhà Thiên văn học nổi tiếng Galileo.
Java được tạo ra bởi James Gosling và cộng sự của ông ở Sun Microsystem vào năm 1991 (sau này Oracle mua lại Sun Microsystem vào năm 2010). Ban đầu ngôn ngữ này có tên là Oak (cây sồi) do bên ngoài công ty lúc bấy giờ có trồng nhiều cây này. Oak chính thức được đổi tên thành Java vào năm 1995.
Giao Diện Người Dùng, một thành phần quan trọng trong ứng dụng của các bạn. Tuy ở Bài 5 chúng ta có nói qua các Thành Phần Của Ứng Dụng (Application Component), nhưng các bạn sẽ thắc mắc rằng giao diện sẽ được xây dựng như thế nào dựa trên các Thành Phần này? Nếu các bạn để ý kỹ tôi có nói rằng trong 4 Thành Phần đó (Activities, Services, Content Providers và Broadcast Receiver) thì chỉ có duy nhất Activities là hiển thị giao diện cho người dùng. Vậy bài này các bạn sẽ học cách xây dựng giao diện cho activity mà các bạn đã thử code vài dòng ở bài trước, đó là MainActivity.java.
Chào mừng các bạn quay trở lại với bài học Android Buổi 6. Hẳn các bạn đã có một chuỗi dài chờ đợi diện mạo của ứng dụng mà chúng ta sắp sửa xây dựng – Ứng dụng TourNote – Vậy chúng ta cùng xem TourNote trông như thế nào nhé.
Hôm nay tôi nhận được thông báo update từ Android Studio version cũ 2.1.3 lên version mới hơn Android Studio 2.2.0. Điều đặc biệt khiến bài viết này ra đời là Android Studio 2.2.0 có hàng tá cái mới thú vị hơn so với các phiên bản cũ trước đó mà sự kiện Google I/O 2016 hồi tháng 5 vừa qua có nhắc đến, và các bạn là một lập trình viên Android thì không nên bỏ qua các cập nhật mới này.
Bài này chúng ta cùng tìm hiểu xem một ứng dụng Android thực chất được hình thành như thế nào, các thành phần chính để tạo nên ứng dụng bao gồm những gì. Chúng ta đều đã biết các ứng dụng Android được viết trên ngôn ngữ lập trình Java (mặc dù tới bài này chúng ta vẫn chưa đụng đến đoạn code Java nào). Sau khi viết ra một ứng dụng hoàn chỉnh bằng Java thông qua Android Studio, công cụ này sẽ dùng Android SDK để biên dịch mã code Java đó, cùng với vài dữ liệu khác, và đóng gói các resource kèm theo để tạo thành một file cài đặt, gọi là file .APK…
Bài viết này tôi xin tổng hợp cho các bạn các Tip khi sử dụng Android Studio.
Chắc các bạn có để ý thấy, là mỗi khi khởi chạy Android Studio lên, sẽ có một popup nhỏ với tiêu đề là Tip of the Day. Popup này xuất hiện hoài cho đến khi bạn bỏ chọn Show Tips on Startup thì thôi.
Bài hôm nay chúng ta sẽ nói đến cách thức tăng sức mạnh cho một máy ảo vốn dĩ đã rất mạnh rồi, đó là máy ảo Genymotion. Chúng ta sẽ làm cho Genymotion có được Google Play chỉ với vài thao tác đơn giản thôi. Tuy nhiên, nói về cài đặt Google Play cho Genymotion, nhưng thực ra các bước sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Google Apps nói chung, tức là các ứng dụng gốc của Google thường được cài sẵn trên máy thật khi chúng ta mua máy về, bao gồm cả Google Play.
Máy ảo (Emulator) là một phần mềm giả lập, nó được tạo ra với cấu hình và hoạt động giống như máy thật nhất có thể. Câu hỏi là nếu bạn đã có trong tay một máy thật Android lúc này rồi thì sao? Câu trả lời là: rất tốt, nhưng không phải vì vậy mà bạn lại không tạo cho mình một máy ảo.
Bạn thân mến, để cho các bài giảng được mạch lạc và logic với nhau, tôi xin giới thiệu với bạn một project lớn mà với nó, chúng ta sẽ cùng nhau đi xuyên suốt qua các bài giảng trong chương trình. Project của chúng ta có tên là TourNote…