Như vậy, đến bài học hôm nay, bạn đã biết rõ khái niệm về Activity trong Android rồi. Bạn đều biết, Activity chính là thành phần được dùng để tổ chức một màn hình trong ứng dụng. Tất nhiên rằng, các thiết bị phần cứng ở những giai đoạn đầu của Android đều có màn hình khá nhỏ và chật chội, nên một Activity khi này đủ mạnh để quản lý một màn hình. Nhưng đời không như mơ, khi mà nhu cầu sử dụng các thiết bị với màn hình lớn ngày càng tăng, không những các tablet mới có màn hình lớn, mà ngay cả các thiết bị được gọi là phone ngày xưa cũng tăng kích thước màn hình lên để trở thành các phaplet (lai tạp giữa phone và tablet). Việc tăng kích thước màn hình trên các thiết bị Android như thế ít nhiều làm tăng thêm “gánh nặng” cho Activity, khiến việc thiết kế UI sao cho vừa có thể chạy tốt trên phone và tablet lẫn phaplet bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết cho các lập trình viên chúng ta. Chính vì vậy mà Fragment đã được Google giới thiệu ra nhằm “giảm tải” cái gánh nặng đó.
Qua lời “dẫn truyện” trên đây, bạn đã phần nào hiểu được vai trò của Fragment rồi đúng không nào. Hãy cùng mình xem tiếp các mục bên dưới để có cái nhìn đầy đủ hơn về Fragment này nhé.